Tầm quan trọng của lớp phủ làm cứng bề mặt kính mũ bảo hiểm

Tầm quan trọng của lớp phủ làm cứng bề mặt kính mũ bảo hiểm

lớp phủ làm cứng bề mặt

Để một chiếc mũ bảo hiểm hoàn thiện đến tay người dùng phải trải qua rất nhiều công đoạn từ khâu sản xuất vật liệu, gia công lắp ráp phụ kiện đến đóng gói thành phẩm. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến một chi tiết nhỏ nhưng cực kì quan trọng trong quá trình làm ra kính chắn mũ bảo hiểm. Đó là việc phủ lớp làm cứng bề mặt kính (Hard Coat).

Trước khi giải thích lớp phủ làm cứng bề mặt quan trọng ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu đôi chút về kính chắn mũ bảo hiểm. Hầu hết các loại kính chắn mũ bảo hiểm hiện nay đều được làm từ chất liệu Polycarbonate – một loại nhựa tổng hợp trong đó các đơn vị polymer được liên kết thông qua các nhóm carbonate. Ưu điểm Polycarbonate rất nhẹ, bền dẻo và chịu lực cao, độ truyền sáng tốt, không bị bóp méo hình ảnh (điều này rất quan trọng việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông). So với các vật liệu kính trước đây khá nặng, giòn, dễ vỡ gây tổn hại người đội thì việc chọn vật liệu Polycarbonate trong sản xuất kính chắn mũ bảo hiểm là tối ưu.

lớp phủ làm cứng bề mặt kính mũ Yohe 632A
Hầu hết các loại kính chắn mũ bảo hiểm hiện nay đều được làm từ chất liệu Polycarbonate

Tuy nhiên không phải vật liệu này không có hạn chế của nó. Nhược điểm của Polycarbonate là độ chống trầy xước kém. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của kính chắn mũ bảo hiểm khi đặc thù của loại kính này phải chịu tác động nhiều của lực ma sát, cát bụi trong không khí. Các nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm chất lượng hiện nay đã khắc phục được nhược điểm đáng quan ngại này. Kính chắn mũ bảo hiểm sau khi được định hình, gia công mài nhẳn góc cạnh sẽ trải qua một bước cuối cùng trước khi thành phẩm lắp đặt đó là phủ lớp làm cứng bề mặt (Hard coat).

Quá trình phủ lớp làm cứng bề mặt kính chắn mũ bảo hiểm tự động

Lớp phủ này giúp bề mặt kính chắn cứng cáp hơn, giảm đáng kể trầy xước do tác động của lực ma sát, cát bụi, côn trùng mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng ánh sáng đi qua kính. Nếu không có lớp phủ này, thì một vài hạt cát đọng lại trên mặt kính cũng sẽ gây trầy xước khi chúng ta vệ sinh lau kính hằng ngày. Phát minh này giúp gia tăng đáng kể thời gian sử dụng của các loại kính chắn mũ bảo hiểm làm từ Polycarbonate. Tuy nhiên nếu bảo quản không đúng cách phần lớp phủ làm cứng bề mặt kính sẽ mất tác dụng. 

Những nguyên nhân có thể gây bong tróc lớp phủ làm cứng bề mặt:

  • Tiếp xúc với nước mưa có hàm lượng axit cao
  • Để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài
  • Bị thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cho các lớp co dãn không đồng đều, làm vỡ cấu trúc lớp phủ làm cứng bề mặt.

lớp phủ làm cứng bề mặt bị bong tróc do bảo quản không đúng cách

Trường hợp kính chắn bị bong tróc do những nguyên nhân này sẽ không nằm trong phạm vi được bảo hành vì người dùng bảo quản không đúng cách, hao mòn trong quá trình sử dụng. Vì vậy chúng ta cần đặt mũ ở nơi thoáng mát, vệ sinh kính bằng khăn sạch mềm, đặc biệt phải lau khô sau khi đi mưa, tránh đặt mũ trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời khi không dùng quá 2 giờ, hoặc đặt trong các hộp kín hấp nhiệt (thùng xe máy, cốp xe, cabin xe hơi…) vì không chỉ lớp phủ làm cứng bề mặt mà các bộ phận bằng nhựa khác cũng có nguy cơ biến dạng, ảnh hưởng đến độ an toàn của mũ.

Video quy trình sản xuất mũ bảo hiểm:

Xem thêm thông tin Mũ Yohe 632A

Trả lời